Blogger Widgets

Tuesday, October 2, 2012

Trở lại chuyện bà Hằng với Hố cá ươn gọi là “Nợ Xấu Ngân Hàng”



Châu Xuân Nguyễn
Bà Hằng bây giờ cũng không muốn dẹp shop cá để bán vé số, nhưng chủ nợ Bạc Liêu với đống tiền nợ cao ngất, lãi bà Hằng trả hộc gạch mà mượn hoài, tăng lãi suất chui vẫn không đủ, lúc này bà không còn thời giờ mua bán cá nữa, chỉ thuần lo vay thêm tiền ở tình Đồng Nai với lãi suất thật cao để trả lãi cho số nợ khổng lồ của dân Bạc Liêu.
Bây giờ một người mới bước vào là Sếp của Bình TĐ bước chân vào anh này tên Nhà Nước. Anh này có thể chôm chỉa tiền tỉ đô của Saigon. Anh NN này không muốn bà Hằng đóng cửa shop cá vì sợ dân supermaket này vì không có shop cá sẽ đi supermarket khác (nhưng ông NN này cũng không dám đuổi bà Hằng kêu bà khác vào vì ông này cũng chia chác phong bì hay nói rõ hơn là GĐ Bình cúng hết phong bì cho ông này, chỉ giữ cá lại để gia đình ăn thôi.
Anh NN này nói bà Hằng, tôi sẽ chôm chỉa của Saigon 202 ngàn tỉ, mua lại hố cá ươn của bà, tôi sẽ bán lại cho những người thầu thức ăn chó và mèo, còn lại tôi lập một nhà máy biến chế thức ăn chó mèo, tốn vài trăm ngàn tỉ rồi chế biến cá ươn này thành thức ăn hộp cho chó méo rồi đẩy ra siêu thị mà bán.
Khổ nổi dân vùng chung quanh supermarket của bà Hằng không ai nuôi chó và mèo cả, phuong án đang bị “trở ngại lớn” thì 2 thằng thầu nhà máy thực phẩm chó mèo (một cty là AMC và 1 cty là DATC) ngửi được mùi tiền 202 ngàn tỉ này thì bắt đầu chạy chọt, đánh nhau chí chóe ra hồn vì 2 thằng này cũng là đầu trộm đuôi cướp thứ thiệt. Thằng AMC là sân sau của bà Hằng, muốn vào cuộc rồi xúi ông NN này trả tiền đám cá ươn này bằng tiền cá tươi lại cho bà Hằng rồi AMC và bà Hằng chia phần chênh lệch. Còn thằng DATC này cũng không kém, lúc trước, nó được giao 8000 tỉ để mua một đống cá ươn nhỏ tương tự, nó lấy tiền này bỏ nhà băng lấy chênh lệch làm bà Diệu Hiền, chủ đống cá ươn nhỏ và vài đồng nghiệp xém tự tử vì tuyệt vọng mùi cá ươn hôi thối mà không ai tận tình giải cứu cho bả.
Thằng NN này đang rón rén chôm tiền của dân Saigon, Ông Châu lại ngửi mùi, hô toán lên tờ báo riêng của ổng, gọi là Châu Xuân Nguyễn & all posts (Tập hợp những bài viết về Kinh Tế của Tác Giả Châu Xuân Nguyễn. Dân Saigon đọc tờ này nhiều lắm, hàng trăm ngàn lượt mỗi ngày nên họ phát giác ra, điếu cho ông NN chôm tiền.
Ông NN lại định vay của thằng bạn tên là IMF, gạt thằng này nói cho tao vay, sau này, tao chết rồi bọn Saigon nó thay tao mà trả nợ, không thiếu một đồng cho mày. Xui thay, tay Châu này lại biết âm mưu này, tay Chau viết cả chục bài…làm tay NN này quê quá, lên cả 700 tờ báo của riêng nó, tuyên bố là nó điếu cần ai giúp cho mượn tiền, để nó tự giải quyết hay nó kêu thằng Bình TĐ tuyên bố với bọn QH là sẽ làm hố cá ươn nhỏ lại trong vòng 3 năm nữa nhưng bọn chúng chưa biết làm cách nào để làm nhỏ lại.
Thằng Bình TĐ sau khi bạn nó là Bầu Kiên bị bắt tội vừa trộm vừa cướp có tổ chức, TĐ hãi quá không dám léng phéng giúp bà Hằng nữa, nó quay qua nói bà Hằng phải ép khách hàng mua cá tươi tăng giá, rồi lấy một khoảng tăng thu này làm phí dọn dẹp hố cá ươn.
Bà Hằng bị ép tức lắm (vì lúc trước thằng TĐ và NN hứa mua lại hố cá ươn này bằng 90% giá cá tươi) nhưng bây giờ thì bắt bà Hằng tự xoay xở. Bà này nói với khách hàng, trả giá tăng cao mới không thì bả không bán cá, tới đâu thì tới.
Kẹt cái dân mua cá không có shop cá nào khác, phải bấm bụng bớt tiền mua gạo, nước mắm (ép DN BĐS không đáo nợ, phải bán tài sản thế chấp) để mua cá. Từ đó chồng con của các bà nội trợ cắn răng ăn cơm dở ẹt vì thiếu vị ngon của gia vị (giá BĐS còn 50% hay thấp hơn).
Bây giờ là tình hình bét nhè ra đó…tiền chôm chỉa SG cũng không có, mượn IMF cũng không được, giá bán cá thì tăng cao, dân tình thì phải vừa nuốt cơm vừa ói (BĐS suy sụp toàn bộ, HAGL, QCGL bây giờ chỉ chờ phá sản thôi).
Bà Hằng thì cũng chưa biết tăng giá có giải quyết được hố cá hay không, phần lớn bà nội trợ bây giờ chuyển qua ăn thịt. Còn chuyện nợ Bạc Liêu thì vẫn phải trả, sau khi mượn tiền tá lả tình Đồng nay, tiếng đồn là bà Hằng sắp vỡ hụi (cũng trên trang ông Châu chứ đâu, bây giờ cả nước Vn đọc) nên 64 tỉnh thành không ai muốn cho bà Hằng vay cho dầu lãi suất chui bà hằng đưa ra là 13% (hơn 4% với lãi suất NN cho phép). Bà Hằng vẫn gop tiền hết tỉnh Bạc Liêu, DN Bạc liêu cạn tiền, phá sản hằng loạt…Tình hình thì rất căng nhưng ông NN bây giờ lo chuyện lớn là chuyện một sống một còn với tư Sang ngày 15.10.2012 này…tất cả chuyện của bà Hằng thì thằng Bình TĐ cũng trốn đâu mất, chỉ còn bọn lôm côm ráo riết tụm năm, tụm 3, lấy phong bì của bà Hằng rồi tổ chức những cái gọi là ”Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam”.
Ông Châu thì không ngưng viết bài cười vào mũi, chỉ trích bọn này là thầy dùi, tiến sĩ giấy, bưng bô, lấy phong bì cho qua chuyện, bọn lôm côm này cố tình giữ bà Hằng ở lại bán cá khi Bạc Liêu chết tốt, Đống nai cũng sắp sửa và càng ngày hố càng rộng, càng nhiều tỉnh thành phải chết DN nữa. Ông Châu thì nói chuyện lừa gạt cá ươn này là phải chấm dứt thì mới kiếm dc những người buôn bán mới đàng hoàng, không phải chạy nợ trả Bạc Liêu, Đồng Nai v.v….
 
Nguy cơ sụp đổ shop bà Hằng là ngày càng gần, thiên hạ bắt đầu siết nợ mấy kệ hàng rồi…ko biết NN tính sao, chắc NN cũng điếu biết phải làm gì nữa.????
Melbourne
29.09.2012
Châu (không có họ hay chữ lót..)
————————

Tìm ‘đơn thuốc’ xử lý 202.000 tỷ đồng nợ xấu

Thứ Bảy, 29/09/2012, 14:41RSSGửi emailIn tin
Đi kèm với quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế thời gian qua là tỷ lệ nợ xấu không ngừng tăng theo. Giải pháp xử lý nợ xấu đã được bàn luận nhiều nhưng chưa thống nhất.
202.000 tỷ đồng nợ xấu có đáng lo ngại không?
Tại Hội thảo “Cơ chế xử lý nợ: Xu hướng thế giới và thực tiễn Việt Nam”, nợ xấu – vấn đề bức bách trong nền kinh tế Việt Nam đã được đưa ra “chẩn để trị”, nhằm giải quyết sớm thì mới có thể khơi thông được dòng vốn, phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp, đẩy đà tăng trưởng kinh tế đất nước.
Số liệu về nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) chính thức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đầu tháng 7/2012 cho thấy: Nợ xấu của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 3/2012 là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng. Con số này vượt xa con số 117.000 tỷ đồng trong báo cáo của chính các TCTD (chỉ hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ) . Còn theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, đến cuối tháng 3/2012 trong hơn 1 triệu khách hàng vay vốn được chọn mẫu khảo sát tại 57 TCTD của Việt Nam có 10.782 khách hàng có hệ số nợ/vốn chủ sở hữu từ 3 lần trở lên. Như vậy, dù là con số nào thì số nợ xấu của Việt Nam đều không nhỏ.
Theo nguyên Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng – Dương Thu Hương, không phải bây giờ mới được chú ý, dẫn đến tình trạng trên là cả một quá trình kinh tế khó khăn từ năm 2008 đến nay, quan trọng là chúng ta nhìn nhận và đánh giá, xử lý nó như thế nào. Và vấn đề quan trọng khác là cần tính tới cả nợ đã được giãn, đảo để xác định được các rủi ro tiềm ẩn có thể xuất hiện trong tương lai.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến nợ xấu gia tăng được PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi – Giám đốc trường Đào tạo và Phát triển nhân lực VietinBank đưa ra là năng lực quản trị rủi ro yếu tại mỗi ngân hàng dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Hay tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp là báo cáo tài chính không kịp thời, không chính xác cũng đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Vì thế, một số khoản vay ra khỏi ngân hàng, bản chất đã là nợ xấu, không cần phải đợi đến khi không trả được nợ. Biết vậy, nhưng ngân hàng không dễ ngăn chặn được. Nợ xấu còn nằm ở dạng “chuyển vốn cho vay thành vốn góp”, khoản nợ này không chỉ “rất xấu” mà còn nguy hiểm ở chỗ đôi khi chỉ tồn tại trên sổ sách của con nợ và chủ nợ. Ngoài ra, nợ xấu còn có nguyên nhân sâu xa từ đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng.
Đơn thuốc nào hữu hiệu?
Nợ xấu hiện nay đang được xử lý theo một số cách, mà các chuyên gia cho rằng có thể “tiền mất mà tật vẫn mang”. Phải chăng mọi thứ đang được giải quyết theo kiểu “lửa cháy ở đâu thì dập ở đấy” chứ không tìm nguyên nhân gây cháy. Chẳng hạn, xử lý qua mua bán nợ, nếu thiếu kiểm tra, giám sát mua bán nợ tại những công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến bản cân đối ngân hàng “không thật”. Tức là nợ xấu sạch nhưng bản chất vẫn giữ nguyên, càng làm méo mó thị trường vốn. Đưa nợ xấu cho công ty khai thác, quản lý vốn của Bộ Tài chính xử lý cũng chưa phải cách tốt nhất, bởi nguồn nợ của ngân hàng rất lớn và phức tạp, doanh nghiệp không đủ năng lực sẽ khó thực hiện…
Một năm qua, chúng ta đã bàn về xử lý nợ xấu mà chưa đưa ra kết quả. Điều quan trọng nữa, theo TS Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- xử lý nợ xấu ngân hàng khó nhất là phải vượt qua được lợi ích nhóm, những nhóm lợi ích liên quan đến siêu lợi nhuận, cũng như việc thay đổi tư duy.
Việc thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia (AMC) được nhắc đến nhiều nhất nhưng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng đông đảo chuyên gia cho rằng, với kinh nghiệm và mô hình của Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) hiện đang có hiệu quả thì nên thay việc thành lập AMC mới bằng việc tăng lực cho DATC. Vì xử lý nợ xấu không nên lấy lợi nhuận làm trọng mà phải dựa trên nguyên tắc bảo toàn vốn là chủ yếu…
Kinh nghiệm của các nước châu Á như Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan cho thấy, họ đã thành lập công ty quản lý tài sản tập trung để xử lý nợ, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ xấu của ngân hàng. Một đặc điểm chung của 4 công ty này là tất cả đều được Chính phủ tài trợ vốn, tổ chức tập trung hơn là sử dụng mô hình chỉ dựa vào ngân hàng. Hầu hết các công ty quản lý tài sản ở các nước Châu Á chỉ hoạt động trong một số năm nhất định. Các công ty này cũng có quyền hạn đặc biệt để cắt giảm một số thủ tục pháp lý.
Thu Thủy/TG&VN
—————————————
3 bước cơ bản được đề xuất để xử lý nợ xấu
Thứ nhất, hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ thông qua việc bơm vốn cho các ngân hàng và định chế tài chính nhằm đối phó với khủng hoảng.
Thứ hai, thành lập công ty quản lý tài sản hoặc công ty mua bán nợ để thu mua nợ xấu. Cơ quan này sẽ đứng ra mua lại các khoản nợ xấu ngân hàng, sau đó xử lý để bán lại các khoản nợ đã mua này.
Thứ ba, tạo ra một cơ chế thỏa thuận xử lý nợ xấu giữa các tổ chức tín dụng và bên đi vay nhằm thương lượng phương án xử lý nợ dưới nhiều hình thức như: thanh lý tài sản, gia hạn hợp đồng và điều chỉnh một số điều khoản của hợp đồng.

2 comments:

Anonymous said...

mình có ý kiến thế này
trúng trật như thế nào không biết nhuwng các bạn đừng dùng ngôn từ và hành văn chợ búa thế. chúng ta đều là người có học. cái gì sai đúng có lịch sử phán xet. các bạn dùng hành văn câu chữ như thế chỉ phản tác dụng thôi

Unknown said...

Họ đóng màn kịch này chỉ muốn lấy nợ trừ nợ thôi.
Xét thấy có đủ bằng chứng và ghi âm nên tôi trưng bày cho mọi người biết ông Triều (có mối quan hệ với thủ tướng?) dùng tiểu xảo (giấu đồ), gian lận và lạm dụng quyền lực…với người dân như thế nào trong xã hội hiện nay.
Tôi cam đoan tất cả những gì tôi nói đều đúng sự thật, có chứng cứ đầy đủ như: ghi âm đối chứng các cuộc họp và văn bản…
Con cháu, người quen thủ tướng làm bậy, nói láo…còn chối rồi bị người ta vạch mặt?

VCB và EIB Bạc Liêu móc nối sửa chứng từ, mở L/C giả...?
Vì nghi ngờ vàng bị tráo giả, sửa chứng từ, có người thao túng, bưng bít... ở 1 số ngân hàng nên người dân cho rằng nên có những cuộc thanh tra đột xuất các ngân hàng nhất là ở Bạc Liêu?
Mua bán sang tay kiếm lời, vay tiền mua cổ phiếu chiếm công ty rồi đưa vào nợ xấu là chiêu của Jews. Kiếm được bao nhiêu đó tiền thì cũng phát sinh bao nhiêu đó nợ xấu, có mất đi đâu mà lo?
Cho dù ông Triều (con cháu thủ tướng?) có bao nhiêu tiền cũng không mua được vì ổng đã tự khai nhận qua ghi âm hết rồi!
Tôi nghi ngờ Vietcombank móc nối với Eximbank Bạc Liêu sửa chứng từ? (Nếu không, sao lại cắt mạng của kế toán trưởng? Kế toán trưởng của ngân hàng lớn như Vietcombank và Eximbank mà không có mạng, không có máy tính, không có công cụ làm việc…)
Đây là căn cứ.
Ngân hàng toàn nợ xấu,
Thủy sản nợ vay cao,
Do vay tiền lãi thấp,
Tài trợ xuất nhập khẩu,
Cho vô bất động sản,
Bây giờ mới vỡ lẻ,
Hồ sơ giả L/C,
Thôi rồi chết cả đám,
Ngân hàng mất cả vốn,
Còn làm ăn được chi?
Chung quy cũng tại bị…
Thôi cho dân em xin,
Hãy làm ăn hiệu quả,
Đừng đánh thuế thêm nha?
Có số liệu, chứng từ đối chiếu không? Nên kiểm tra lại và theo dõi 1 cách chính xác số liệu hơn…
http://giaohaoganxa.blogspot.com/